Thôi Nôi Bé Trai Làm Ngày Nào? “Tiết Lộ” Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai

thôi nôi bé trai làm ngày nào

Thôi nôi là một nghi lễ không quá xa lạ đối với phong tục Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thôi nôi bé trai làm ngày nào? cách cúng ra sao? Trong bài viết này, Thờ Tự QH sẽ giải đáp tất tần tật về cách cúng thôi nôi.

Cúng thôi nôi là gì?

Cúng thôi nôi là cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ con, hay còn được gọi là “ngày bé có tuổi“. Trong ngày này, gia đình thường bày các lễ vật, mâm cúng và thực hiện bài khấn nhằm cầu mong những điều tốt đẹp cho bé.

Hiện nay, thôi nôi sẽ bao gồm 2 phần

  • Phần lễ: Cúng tổ tiên, cúng Mụ Bà và nghi thức cho nghề cho bé.
  • Phần tiệc: Phần chiêu đãi họ hàng và bạn bè của bố mẹ.

Cách tính ngày thôi nôi

Trong văn hóa Việt Nam, phái nam và phái nữ được xem là hai cực âm và dương. Vậy nên, trong các nghi lễ đều có những quy định riêng cho hai giới và cách tính ngày thôi nôi cũng không ngoại lệ.

Thôi nôi bé trai làm ngày nào?

Ngày cúng thôi nôi cho bé trai được tính theo ngày âm và được lùi một ngày trước sinh nhật của bé. Ví dụ như bé em bé sinh 02/02 âm lịch thì thôi nôi sẽ là ngày 01/02 âm lịch.

Quan Tâm »  Hướng Dẫn Lập Bát Hương Thần Tài Dễ Hiểu Nhất

Nếu như sinh bé vào năm nhuận sẽ có cách tính đặc biệt khác. Nghĩa là thay vì lùi một ngày thì ngày cúng thôi nôi sẽ lùi lại một tháng.

thôi nôi bé trai làm ngày nào
thôi nôi bé trai làm ngày nào

Thôi nôi bé gái làm ngày nào?

Đối với bé gái, ngày cúng thôi nôi sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh và cũng được tính ngày âm lịch. Ví dụ bé gái sinh vào ngày 03/02 âm lịch thì thôi nôi sẽ là ngày 01/02 âm lịch.

Nếu sinh vào năm nhuận thì cách tính cương tự bé trai. Ví dụ bé sinh vào 03/02 âm lịch thì thôi nôi sẽ vào ngày 01/01 âm lịch.

Mâm cúng thôi nôi cho bé trai đơn giản

Dưới đây là mâm cúng theo tín ngưỡng dân gian, cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật nhằm thể hiện lòng biết ơn.

Cúng Mụ Bà và Đức Ông

Mâm cúng thôi nôi bé trai cần phải có nghi thức cụng Mụ Bà và Đức Ông. Đây là cách thể hiện lòng thành kính, thầm cảm ơn 12 Mụ Bà đã tạo ra và chăm sóc đứa trẻ và biết ơn Đức Ông đã bảo vệ trẻ trong 12 tháng đầu đời. Mâm cúng Đức Ông đặt cạnh mâm cúng Mụ Bà cách 10cm.

Các lễ vật bao gồm:

  • 1 con gà trống luộc xếp chéo cánh.
  • 1 tô cháo lớn.
  • 1 bình hoa tươi.
  • 1 bộ vàng mã.
  • 1 ly rượu nhỏ.
  • 2 cây nến.
  • 3 cây hương.
  • 12 chén xôi nhỏ và 1 chén xôi lớn.
  • 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn.
  • 12 miếng trầu đã được tiêm, 1 lá trầu và 1 quả cau để nguyên.

Cúng Ông Bà Tổ Tiên 

Mâm cúng thôi nôi ở mâm cúng ông Bà Tổ Tiên cũng không kém phần quan trọng. Các lễ vật và số lượng mâm cúng sẽ phụ thuộc vào bàn thờ của gia chủ. Cách bày trí thường được xếp từ cao xuống tùy theo từng thiết kế của mỗi người.

Quan Tâm »  Cúng Ổi Cho Ông Địa - Nét Đẹp Văn Hóa Tâm Linh

Cúng ông Táo, ông Tài và ông Địa

Vào mỗi dịp lễ truyền thống hay các ngày quan trọng, gia đình đều cúng ông Táo, ông Tài và ông Địa.

Mâm cúng của 3 ông gồm:

  • 1 mâm trái cây ngũ quả.
  • 1 đĩa xôi.
  • 1 đĩa thịt luộc.
  • 1 đĩa trứng luộc.
  • 1 đĩa tôm luộc (hoặc cua luộc).
  • 1 chén chè.
  • 1 đĩa trầu cau.
  • 1 ly rượu.
  • 1 ly nước.
  • vàng mã
  • hương, nến

Những nghi thức khi cúng thôi nôi 

Sau khi đã tính toán và biết được thôi nôi bé trai làm ngày nào, chúng ta sẽ tìm hiểu những nghi thức cần có để cúng thôi nôi bé trai.

Nghi thức lạy vái và đọc văn khấn 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, gia chủ sẽ đọc văn khấn cúng thôi nôi bé trai.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)

Naм mô Đạι Bι Quan Thế Âm Bồ Tát

Con lạy Đệ nhất TҺiên tỷ đạι tiên chúa

Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúɑ

Con kínҺ lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……

Vợ chồng con là ……………… sinh được con trai đặt tên là …………Chúng con ngụ tại …………

Nay nhân ngày đầy năm chúng con thànҺ tâm sửa bιện hương hoa lễ vật ʋà các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị ThánҺ hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nộι ngoại, cho con sinh rɑ cháᴜ, tên …….. sinh ngày…… được mạnh khỏe, Һạnh phúc. 

Cúι xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần gιáng lâm trước án, chứng giáм lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn cҺóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươι đẹp, thông minh, sáng láng, tҺân mệnh Ƅình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa ρhú qᴜý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùɑ không hạn ách nghĩ lo.

Quan Tâm »  Xây Mộ Có Cần Xem Tuổi Không?

Xin tҺànҺ tâm đảnҺ Ɩễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)

Sau khi đọc văn khấn, bạn cần chắp tay của con yêu lạy vái 3 vái để thể hiện lòng thành kính nhé.

Nghi thức cho bé bắt miếng 

Gia đình nên chọn các món đồ chơi có hiểu hiện của những ngành nghề như máy tính, cây bút, micro, máy bay,… Sau đó, đặt chúng trước mặt vé để bé tự động bốc món đồ mà bé yêu thích.

Nghi lễ mừng tuổi cho bé

Nghi lễ cuối cùng là gia đình, người thân và bạn bè sẽ gửi lời chúc cho bé. Điều này hoàn toàn là những điều đẹp đẽ mà mọi người đều mong bé trưởng thành bình an, vui vẻ và hạnh phúc.

Lời kết 

Thông qua bài viết này, chắc chắn bạn đã biết thôi nôi bé trai làm ngày nào và mâm cúng thôi nôi bé trai ra sao. Hy vọng với những kiến thức phía trên, bạn có thể tổ chức thôi nôi cho bé một cách hoàn mỹ.